Thể lệ cuộc thi viết chủ đề 'Món ngon Hà Nội'
Vào ngày cuối cùng của năm Giáp Thìn, đa số người dân buôn bán bận rộn suốt những ngày qua mới có thời gian để đi chợ để chọn hoa, chọn vật phẩm trang trí và đồ dự trữ cho những ngày Tết. Các shipper cũng tranh thủ chạy nốt vài chuyến cuối giao bưu phẩm kịp cho khách hàng trước Tết.Không khí bận rộn, nhộn nhịp vẫn thường thấy vào những ngày cận Tết. Đường sá tại những khu chợ, đường hoa luôn tấp nập người qua lại, ai cũng chất đầy những sắc màu của Tết như chậu hoa, đồ trang trí, thực phẩm...Ukraine nói đã phá hủy 6 máy bay Nga trong đợt tập kích ồ ạt bằng UAV
Kết thúc phần lễ là phần hội với các hoạt động bơi thi thuyền thúng, lắc thúng trên biển, kéo co trên bãi biển, chọi gà dân gian, hát bài chòi, hát bội, đánh bài chòi cổ dân gian… Phần hội diễn ra đến hết ngày 25.2.
‘Lỡ hẹn với ngày xanh’ tập 25: Giang không buông bỏ tình cảm với Hiệp?
Một người đàn ông đã dùng hơn 52 tỉ đồng để mua 6 tài sản đấu giá của một công ty đấu giá, để rồi bị lừa đảo hết sạch. Ngày 1.1.2025, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP.HCM đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam bị can Trần Tấn Hoàng (43 tuổi, ở quận Tân Phú) để điều tra về hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Đây là người thành lập Công ty Đấu giá Hợp danh VAMC, nơi đã khiến hơn 52 tỉ của một người đàn ông "không cánh mà bay". Trước đó, thực hiện cao điểm tấn công, trấn áp các loại tội phạm, Phòng Cảnh sát kinh tế xác lập chuyên án 089L, đấu tranh, bắt giữ Trần Tấn Hoàng để điều tra về hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", thông qua hoạt động đấu giá tài sản.Công an xác định vào tháng 5.2019, bị can Trần Tấn Hoàng thành lập Công ty Đấu giá Hợp danh VAMC (công ty này đã nhiều lần thay đổi tên như Công ty Tiền Phong, Hoàng Phát, Trung Tín) và thuê người đại diện pháp luật, điều hành các phiên đấu giá.Do cần tiền trả nợ và tiêu xài cá nhân, từ tháng 2.2020 - 1.2022, Trần Tấn Hoàng đã đưa ra thông tin gian dối về việc Công ty VAMC được cơ quan thi hành án giao bán đấu giá nhiều tài sản, để một người đàn ông tin tưởng nộp tiền đặt cọc.Ông này đã nộp hơn 52 tỉ đồng để mua 6 tài sản đấu giá. Tuy nhiên, Trần Tấn Hoàng không thực hiện đúng cam kết mà chiếm đoạt số tiền này sử dụng mục đích cá nhân.Nhận tin báo, Công an TP.HCM đã khẩn trương xác lập chuyên án, đấu tranh, bắt giữ Hoàng, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt.Ngoài ra, quá trình điều tra Phòng Cảnh sát kinh tế còn nhận được đơn tố giác của một số cá nhân khác về việc bị can Trần Tấn Hoàng nhận tiền đặt trước của người tham gia đấu giá nhưng sau khi việc mua bán tài sản đấu giá không thành, bị can Hoàng đã không hoàn trả lại tiền mà chiếm đoạt để tiêu xài cá nhân.
Trên sàn New York, giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 5 tăng 128,7 USD lên mốc 4.489 USD/tấn. Kỳ hạn giao tháng 7 và 9 cùng tăng 125 USD/tấn, còn kỳ hạn tháng 12 tăng 124,3 USD/tấn. Khối lượng hàng hóa giao dịch rất lớn.
Israel đẩy mạnh tấn công khắp Gaza, ra lệnh sơ tán gấp ở miền bắc
Theo TechSpot, một nhóm tác giả tại Mỹ đã đệ đơn kiện Meta với cáo buộc công ty này sử dụng trái phép các cuốn sách để huấn luyện mô hình AI tạo sinh (generative AI). Trong khi Meta phủ nhận hành vi vi phạm bản quyền, các email nội bộ vừa được công khai cho thấy một số nhân sự cấp cao và kỹ sư của công ty đã thảo luận về việc tải xuống kho sách lậu để phục vụ quá trình huấn luyện AI.Hồ sơ vụ kiện cho thấy Meta đã sử dụng các tập dữ liệu gây tranh cãi, bao gồm "LibGen" - kho lưu trữ hàng triệu cuốn sách bị vi phạm bản quyền. Trước đây, Meta từng lập luận rằng việc sử dụng những dữ liệu này thuộc phạm vi "sử dụng hợp lý". Tuy nhiên, các email mới tiết lộ Meta không chỉ tải về mà còn phân phối các tệp dữ liệu này thông qua mạng BitTorrent, đặt ra những vấn đề pháp lý nghiêm trọng.Theo nội dung email, Meta đã tải xuống và chia sẻ ít nhất 81,7 terabyte dữ liệu từ nhiều kho sách vi phạm bản quyền, trong đó có 35,7 terabyte từ Z-Library và LibGen. Các nguyên đơn gọi đây là một "chiến dịch torrent đáng kinh ngạc" khi Meta không chỉ tải về mà còn chủ động lan truyền các tệp dữ liệu này ở quy mô lớn.Một email nội bộ từ tháng 4.2023 của nhà nghiên cứu Nikolay Bashlykov thuộc Meta ghi nhận: "Torrent trên máy tính công ty có vẻ không ổn." Dù câu nói này kết thúc bằng một biểu tượng cảm xúc cười, nhưng chỉ vài tháng sau, giọng điệu của ông đã thay đổi rõ rệt. Vào tháng 9.2023, Bashlykov cho biết ông đã liên hệ với bộ phận pháp lý của Meta vì hành vi sử dụng torrent - đồng nghĩa với việc "gieo mầm" dữ liệu vi phạm bản quyền rõ ràng là vi phạm luật.Các tài liệu cũng chỉ ra rằng Mark Zuckerberg, CEO của Meta, đã nhận thức được việc công ty sử dụng LibGen. Để tránh bị phát hiện, Meta được cho là đã triển khai các máy chủ bên ngoài hệ thống chính của Facebook nhằm che giấu hoạt động torrent và phân phối dữ liệu. Một email nội bộ khác của nhân viên Frank Zhang đề cập đến chiến thuật này với thuật ngữ "chế độ tàng hình" (stealth mode).Hiện tại, Meta đang đầu tư mạnh vào phát triển AI và các dịch vụ liên quan đến AI tạo sinh. Công ty cũng đang tìm cách tích hợp các chatbot và nhân vật AI vào hệ sinh thái mạng xã hội của mình. Tuy nhiên, trước những bằng chứng mới được tiết lộ, Meta có thể gặp nhiều khó khăn trong việc bảo vệ lập luận "sử dụng hợp lý" của mình khi đối mặt với vụ kiện từ các tác giả.